5/5 - (1 bình chọn)

Với bất kì hệ thống thủy canh nào, việc thường xuyên gặp tình trạng thừa – thiếu dinh dưỡng trong dung dịch thủy canh cung cấp lên hệ là điều bình thường. Bạn cần biết các triệu chứng thiếu/ thừa dinh dưỡng trong cây thủy canh đó để có biên pháp xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng đến rau trồng.

1. Phân loại và vai trò của các nhóm nguyên tố 

Dựa vào vai trò và nhu cầu dinh dưỡng của từng loại cây trồng mà các loại nguyên tố hóa học được chia thành 3 nhóm chính sau:

  • Nhóm đa lượng: gồm đạm (N), Lân (P), Kali (K) được gọi chung là nhóm các chất dinh dưỡng thiết yếu. Trong đó, đạm giúp cây phát triển mô, tạo diệp lục để cành lá lớn, ra hoa, kết quả; kali làm tăng khả năng hoạt động không khí, tác động tốt đến quang hợp, kích thích cây quang hợp vào mùa đông; lân có vai trò trong trao đổi năng lượng, kích thích ra hoa.
  • Nhóm trung lượng: Đây là nhóm các chất dinh dưỡng khoáng thiết yếu mà cây trồng chỉ cần ở mức trung bình như lưu huỳnh (S), canxi (Ca), Magie (Mg). Nhóm này giúp cho cây khỏe hơn, quang hợp tốt hơn, hỗ trợ quá trình trao đổi chất cùng với các nguyên tố đa lượng.
  • Nhóm vi lượng: là nhóm mà cây trồng chỉ cần một lượng ít nhằm giúp quá trình hô hấp, quang hợp diễn ra liên tục, bao gồm: kẽm (Zn), sắt (Fe), đồng (Cu), mangan (Mn), bo (B), molypden (Mo), Clo (Cl).

Mỗi một nguyên tố dinh dưỡng mặc dù đóng vai trò thiết yếu nhưng chúng chỉ thật sự phát huy tốt vai trò của mình với sự phát triển cây trồng khi được cung cấp một hàm lượng nhất định, phù hợp với từng loại cây. Còn khi quá thừa, hoặc quá thiếu, chúng thường gây rối loạn sinh trưởng của cây và có những biểu hiện đặc trưng. Dưới đây là một số cách nhận biết cây trồng thiếu chất dinh dưỡng phổ biến thường gặp:

1. Triệu chứng dư thừa dinh dưỡng trong rau thủy canh:

  • Bo ( Bo ):  Thừa Bo cũng gây ngộ độc cho cây.
  • Ca ( Canxi ): Ảnh hưởng tới độ pH của cây do môi trường bị nhiễm kiềm.
  • Fe ( Sắt ) : Thừa sắt sẽ dẫn đến ngộ độ ở cây trồng, dấu hiệu nhận biết đó là các đốm nhỏ màu nâu trên lá già và bắt đầu lan dần vào giữa làm cho toàn bộ lá chuyển sang màu nâu tím, cam,nâu, vàng, tùy vào từng loại hạt giống. Trong trường hợp nghiêm trọng cây chuyển màu và chết.
  • K ( Kali ): Khi dư thừa sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các nguyên tố khác.
  • Mg ( Magie ): Lá cây lớn hơn bình thường và có màu sáng.
  • Mn ( Mangan ): Cây phát triển chậm, thân nhỏ.
  • N ( Nitơ ): Cây phát triển rất nhanh nhưng yếu, dễ gãy đổ và dễ bị sâu bệnh tấn công.
  • S ( Lưu huỳnh ): Lá cây nhỏ hơn bình thường, đôi khi bị cháy lá
  • Ze ( Kẽm ): Thừa kẽm sẽ dẫn đến ngộ độ ở cây trồng. Cây sẽ  xuất hiện các đốm sắc tố sẫm hoặc vệt trên lá giá, nghiêm trọng hơn sẽ có màu đỏ đậm đặc biệt là trên cuống lá và xung quanh mép lá. Có thể hủy hoại rễ gây vàng và héo cây. Cây ngộ độc kẽm làm ức chế quá trình hấp thu sắp, biểu hiện thiếu sắt đặc trưng ở cây trồng ngộ độc kẽm.
dinh dưỡng thủy canh
(Lá cây bị vàng hơn so với bình thường)

2. Triệu chứng thiếu hụt dinh dưỡng trong cây thủy canh:

Cách nhận biết cây trồng thiếu chất dinh dưỡng

  • Bo ( Bo ): Chồi ở ngọn bị chết, các chồi ở kế bênh cũng yếu dần, không mọc hoa, tỉ lệ đậu quả kém, quả dễ rụng, lá dày hơn bình thường. Thiếu Bo thì chồi ngọn bị chết, tỷ lệ đậu quả kém, hoa không hình thành, quả dễ rụng, rễ sinh trưởng kém, suy giảm chiều cao cây, đỉnh sinh trưởng chết, chồi không phát triển, lá đổi màu trắng và có chiều hướng xoắn lại. Thiếu bo hoa khó hình thành, dễ rụng, sức sống hạt phấn giảm, hạt bị lép, lá dày và cuộn tròn, lá vặn vẹo và trở nên giòn, các gân lá nổi rõ trên bề mặt phía trên lá, không phát triển hoặc chết, đầu lá thường có vết bạc trắng, hoặc xuất hiện các đốm nâu trên lá cây họ thập tự. Trên quả, thiếu bo xuất hiện những chấm nâu trong phần cùi trắng của vỏ và đôi khi cả trong tâm quả, quả có thể hơi méo mó và bề mặt sần sùi.
  • Ca ( Canxi ): Ca và P là một trong những nguyên tố hàng đầu để tăng năng suất và chất lượng thu hoạch của cây, đặc biệt là cây họ đậu. Vì vậy cung cấp không đủ Ca cho cây đồng nghĩa với việc thu hoạch sản phẩm kém chất lượng. Biểu hiện khi cây thiếu Ca rõ nhất là lá mới ra bị dị dạng, chóp lá uốn câu, ảnh hưởng nặng tới đỉnh ngọn và chóp rễ, khiến rễ ngắn, hóa nhầy và chết. Biểu hiện thiếu canxi thường xuất hiện ở các lá non trước.

Cách nhận biết cây trồng thiếu chất dinh dưỡng

  • Cu ( Đồng ): Nhiều loại rau thiếu Đồng có biểu hiện yếu dần, lá rũ xuống, từ màu xanh chuyển sang màu vàng cam trước khi trở nên bạc màu. Cây trồng không ra hoa được.
  • S ( Lưu huỳnh ): Lưu huỳnh có vai trò mật thiết với quá trình hô hấp của cây nên thiếu S cây cũng bị vàng lá như thiếu N nhưng điểm khác biệt là biểu hiện này xuất hiện ở các lá non trước. Quan sát kĩ ta sẽ thấy gân lá chuyển dần sang màu vàng còn phần thịt lá vẫn xanh, lâu dần mới úa vàng. Cây thiếu lưu huỳnh có biểu hiện giống như thiếu đạm, cây còi cọc nhỏ bé, chồi non kém phát triển. Biểu hiện vàng lá xuất hiện ở lá non trước lá già. Khi cây thiếu S gân lá vẫn còn xanh trong khi phần thịt lá ngả vàng. Đôi khi xuất hiện những chấm đỏ ở lá do các tế bào chết.

Cách nhận biết cây trồng thiếu chất dinh dưỡng

  • Mn ( Mangan ): Thiếu Mangan là phần gân lá và mạch dẫn biến vàng, toàn bộ lá sẽ có màu xanh sáng, về sau xuất hiện các đốm vàng ở phần thịt lá và phát triển thành các vết hoại tử trên lá. Hiện tượng thiếu thường xảy ra rõ nét khi điều kiện thời tiết lạnh, trên chân đất giàu hữu cơ, úng nước. Triệu chứng sẽ biến mất đi khi thời tiết ấm trở lại và đất khô ráo.
  • Fe ( Sắt ): Thiếu sắt nặng có thể chuyển toàn bộ cây từ màu vàng tới trắng nhợt. Lá cây thiếu Fe sẽ chuyển từ màu xanh sang vàng ở phần thịt lá trong khi gân lá vẫn còn xanh. Triệu chứng này xuất hiện ở các lá non, sau đó đến lá già.
  • Mg ( Magie ): Triệu chứng điển hình là các gân lá còn xanh trong khi phần thịt lá đã biến vàng.Lá cây sẽ mất màu xanh bình thường và xuất hiện các đốm vàng, mép lá cong lên. Thiếu Mg nặng, cây giảm năng suất, có thể bị chết khô. Triệu chứng điển hình là gân lá vẫn xanh trong khi thịt lá đã ngả vàng.

  • K ( Kali ): Đối với các cây lúa, ngô, mía,… nếu bón K sẽ hỗ trợ giúp tăng hiệu quả sử dụng N và P. Nhưng khi bị thiếu hụt nguyên tố này, lá cây bị cháy, lá cuộn lại và dễ rụng, lá hẹp, ngắn, xuất hiện các chấm đỏ, xỉn  màu, lá dễ héo rũ và khô vì vậy cây sinh trưởng hạn chế, quả chín không đều, thân mềm.
  • P ( Photpho ): Biểu hiện rõ nhất là lá cây ban đầu có màu xanh đậm, sau chuyển màu vàng, hiện tượng này bắt đầu từ các lá phía dưới trước, và từ mép lá vào trong. Chẳng hạn như cây ngô thiếu P sẽ sinh trưởng chậm, lá có màu lục rồi chuyển sang màu huyết dụ.

  • N ( Nitơ ): Khi thiếu N, cây sẽ sinh trưởng và phát trưởng kém một cách rõ rệt vì N có vai trò quyết định trong quá trình trao đổi chất và năng lượng cho cây. Lúc này, diệp lục không được hình thành nên lá chuyển màu vàng, sự đẻ nhánh và phân cành chậm, dẫn đến hoạt động quang hợp và tích lũy giảm sút nghiêm trọng, giảm năng suất nhanh.

Cách nhận biết cây trồng thiếu chất dinh dưỡng

  • Zn ( Kẽm ): Thiếu Zn sẽ gây ức chế sinh trưởng, lá cây bị biến dạng, ngắn, nhỏ và xoăn, đốt ngắn và biến dạng. Thiếu Kẽm ở cây bắp lá non sẽ chuyển sang trắng hoặc vàng sáng. Một số triệu chứng khác như lá lúa mầu đồng; bệnh “lá nhỏ” ở cây ăn trái hay đình trệ sinh trưởng ở cây bắp và cây đậu.

  • Mo ( Molypden ): Thiếu Mo sẽ ức chế dinh dưỡng đạm của cây trồng nói chung, đặc biệt của các cây họ đậu. Lá vàng và hệ sinh trưởng bị đình trệ xảy ra khi thiếu Mo, Sự thiếu hụt Molipden có thể gây ra triệu chứng thiếu Đạm trong các cây họ đậu như đậu tương, cỏ alfalfa, vì vi sinh vật đất phải có Molipden để cố định N từ không khí. Thiếu Mo thường xảy ra ở đất trồng chua, đất nhẹ.
  • Cl ( Clo ): Clo là nguyên tố vi lượng sống còn cho cây trồng. Sự thiếu hụt Clo xảy ra phổ biến đối với dừa ở Philippin và nam Sumatra của Indonesia. Clo tham gia vào các phản ứng năng lượng trong cây. Cụ thể là nó tham gia vào sự bẻ gẫy phân tử nước với sự hiện hữu của ánh sáng mặt trời và hoạt hóa một số hệ thống men. Nó cũng tham gia vào quá trình vận chuyển một số chất trong cây và điều hòa  các hoạt động của những tế bào bảo vệ khí khổng, do đó kiểm soát được sự bốc thoát hơi nước v.v


(Một giàn rau thủy canh phát triển tốt)

Mỗi một nguyên tố đóng vai trò nhất định trong “đời sống” của từng loại cây, thiếu hay thừa đều khiến cây bị rối loạn quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường. Nghiên cứu thật kỹ các cách nhận biết cây trồng thiếu chất dinh dưỡng luôn là điều vô cùng hữu ích để người trồng có thể nhanh chóng điều chỉnh việc cung cấp chất dinh dưỡng hợp lý cho cây, giúp mang lại hiệu quả năng suất tốt nhất.

3. Cách giải quyết khi cây dư, thiếu dinh dưỡng

Lúc này chúng ta cần điều chỉnh lại dung dịch dinh dưỡng mình đang cung cấp cho cây.

  • Trước tiên cần kiểm tra mức dinh dưỡng hiện tại của cây như thế nào. Dưới đây là dụng cụ đo chất dinh dưỡng trong nước thủy canh để bạn biết chính xác mình cần bổ sung hay hòa tan bao nhiêu chất dinh dưỡng cho cây.
  • Tiếp theo, dựa vào các triệu chứng ở trên xem cây đang gặp phải tình trạng gì. Dư hay thiếu dinh dưỡng
  • Dựa vào tình trạng đó tiến hành pha lại dung dịch thủy canh cho phù hợp. Nếu bạn không chắc trong dung dịch hiện tại có gì thì tốt nhất nên pha bằng nước mới luôn nhé.

>> Xem thêm: Cách pha chế dung dịch thủy canh đơn giản để bổ sung dinh dưỡng cho cây

  • Theo dõi tình hình của cây trong tuần tới xem cây có tiến triển gì không. Nếu cây chưa phục hồi thì bạn nên xem xét lại hoặc gọi diện cho Hydroworks để được tư vấn theo hotline: 0981250725

4. Địa chỉ bán dinh dưỡng thủy canh?

Để quá trình phát triển của rau trồng theo phương pháp thủy canh tốt nhất, bạn cần cung cấp đủ các nguyên tố vào dung dịch thủy canh, đem lại chất dinh dưỡng cao cho cây trồng. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu bạn nhà cung cấp dinh dưỡng thủy canh uy tín, an toàn được nhiều người chọn mua đó là

Công Ty TNHH Hydroworks


Tài liệu tham khảo:

  • How to Recognize Nutrient Deficiencies Part 1. (1)
  • Nutrient Deficiencies/Toxicities (2)

Trả lời